Câu chuyện này cũng được ký thuật trong sách Ma-thi-ơ 26:6-13 và Mác 14:6-9. Nếu chúng ta cho rằng các bản văn ký thuật cùng một sự việc thì người đàn bà chính là Ma-ri, em gái La-xa-rơ, và Si-môn, người phung có thể là cha của ba anh em.
Sự việc xảy này ra vài ngày trước khi Chúa Jesus bước lên thập tự giá chịu chết vì nhân loạị Trong sách Ma-thi-ơ và Mác thì nói Ma-ri xức dầu cho đầu Chúa Jesus, còn trong Giăng là chơn Chúa Jesus. Kỳ thật hai điều này bổ sung cho nhau thay vì trái ngược nhau.
Phong tục xức dầu trên đầu và chơn cho khách rất phổ thông trong thời Chúa Jesus. Đây là hành động bày tỏ vị khách đó là người rất đặc biệt, được vô cùng tôn trọng, và thường là vua. Vì vậy, việc Ma-ri lấy dầu xức đầu và chơn cho Chúa Jesus và lấy tóc mình lau là hành động nhằm mục đích tôn cao Ngài là vị thượng khách, là Đấng Mê-sia và chuẩn bị Ngài cho sứ mạng cứu chuộc sắp đến.
Khi Ma-ri làm điều này, nàng chỉ làm theo sự cảm động mang tính cách cá nhân, bày tỏ lòng tôn kính đối với người bà chịu ơn về việc khiến La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết. Nhưng vô tình hành động của nàng góp phần tham gia vào công tác cứu chuộc của Chúa Jesus! Chính vì thế, Chúa Jesus nói: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, việc người đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người” (Ma-thi-ơ 26:13; Mác 14:9).
Điều đáng buồn là việc làm của Ma-ri không bị những người bên ngoài chỉ trích nhưng lại bị các môn đồ thân cận với Chúa Jesus chỉ trích, đặc biệt là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Lẽ ra họ phải là những người ủng hộ việc làm của Ma-ri. Lý do họ chỉ trích việc làm của Ma-ri là vì họ không làm được như Ma-ri làm. Tất cả chỉ vì lòng ganh tị và kiêu ngạo do sự tự ái mà ra. Thay vì họ nhìn thấy việc làm của Ma-ri mà tự rút bài học cho chính mình, thì lại tìm cách bài bác nhằm làm giảm giá trị việc làm của nàng. Giu-đa là người chỉ trích việc làm của Ma-ri đã kết thúc cuộc đời cách đau đớn, biến mất khỏi sân khấu thuộc linh, để lại một vết nhơ cho danh Chúa và cho hội thánh của Đức Chúa Trời từ đời này sang đời kia, và ông được nhắc đến như một sự rủa sả của Đức Chúa Trời!
Điều chúng ta học được ở đây là khi Giu-đa chỉ trích việc làm của Ma-ri thì không làm giảm giá trị việc làm của nàng hay chính con người của nàng như ông tưởng. Ngược lại, Giu-đa vô tình trở thành “người quảng cáo” công việc làm của Ma-rị Khi Ma-ri đập bể chai dầu cam tùng hương để xức chơn cho Chúa Jesus, nàng không cho biết bình dầu đó giá trị bao nhiêu. Nhưng nhờ lời chỉ trích của Giu-đa mà mọi người đều biết giá trị của bình dầu là 300 đơ-ni-ê và thấy được sự hy sinh quá lớn của Ma-ri dành cho Chúa!
Đồng thời, khi đó người chung quanh thấy rõ con người của Giu-đa quá ư là thấp hèn và tầm thường. Ông đã vô tình phơi mình ra cho dư luận phân tích và so sánh con người của ông với con người của bà Ma-ri. Cô chỉ là một người đàn bà tầm thường mà làm được một việc to lớn như thế. Trong khi đó, Giu-đa là một nhân vật lãnh đạo có tầm cỡ, một trong 12 sứ đồ mà lại không làm việc như vậỵ Nay chỉ vì lòng ganh tị tìm cách chê bai và nói những lời hòng làm giả giám trị của người khác. Thật là một việc làm thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu dạị Thiết tưởng rằng nếu Giu-đa biết suy nghĩ một chút thì chẳng bao giờ hành động như thế!
Khi bị chỉ trích, Ma-ri không cần lên tiếng mà chính Chúa Jesus lên tiếng binh vực nàng. Tại sao Vì bà làm việc đó cho Chúa, thì chính Ngài sẽ là đối tượng của sự chỉ trích chứ không phải là Ma-ri, và Ngài chịu trách nhiệm đối phó với sự chỉ trích và phê phán. Nếu Ma-ri lên tiếng bênh vực và phân bua cho chính mình và việc làm của mình, thì chắc hẳn rằng Chúa Jesus chẳng bao giờ phải lên tiếng để bênh vực cho bà làm gì. Ma-ri có phản ứng như thế vì bà biết chỉ có Chúa Jesus mới có thể đánh giá đúng đắn việc làm của bà, vì bà làm việc đó cho chính Ngài, không phải cho con người. Qua sự chỉ trích, Ma-ri một lần nữa minh định lại cách rõ ràng việc nàng làm là cho Chúa và vì Chúa mà thôi. Vì vậy, chính Chúa Jesus tôn quý hành động của Ma-ri.
Khi làm những công việc nhằm tôn cao Chúa Jesus, mở mang vương quốc của Ngài, chúng ta đều phải đối diện với sự chống đối từ nơi quyền lực của sự tối tăm. Đó là điều tất yếu phải có để thử nghiệm lòng yêu mến Chúa và động cơ phục vụ Chúa của chúng tạ Khi chúng ta thật lòng làm công việc Chúa thì sẽ tạo nên sự ghen tức cho ma quỷ và nó sẽ lợi dụng những con người, thậm chí đến cả những nhà lãnh đạo đã bán mình cho lòng tự ái và xác thịt, xuất phát từ lòng kiêu ngạo không muốn ai hơn mình, sẽ ra sức tìm mọi cách chống đối chúng ta kịch liệt. Nhưng đừng vì thế mà nãn lòng và thối chí.
Nếu chúng ta thật sự đang làm công việc của Chúa, thì chính Ngài sẽ bênh vực cho chúng ta và tôn quý chúng ta. Nếu đó là công việc của Ngài thì chính Ngài sẽ bằng cách này hay cách khác lên tiếng thay cho chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ cố gắng tự bênh vực mình hay công việc mình làm khi bị người khác chỉ trích. Vả lại, Đức Chúa Trời có thể dùng sự chỉ trích của người khác để ban phước cho chúng ta. Ngài có thể dùng những lời phê phán của họ để phơi bày giá trị việc làm và chính con người của chúng ta lẫn việc làm và con người của họ ra cho mọi người thấỵ
Khi chúng ta làm công việc Chúa cách chân thật thì chúng ta chỉ tìm sự ủng hộ và tán thành của một mình Đức Chúa Trời mà thôị Đừng bao giờ làm công việc Chúa mà cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của con người. Chỉ một mình Chúa mới có thể đánh giá đúng đắn công việc của chúng ta làm cho Ngài và cho hội thánh của Ngài.
Tuy nhiên, nếu vì sai lầm do chính mình gây ra mà bị người khác chỉ trích, thì chúng ta cần phải nhận biết sai lầm của mình và xin Chúa thương xót, rồi nhờ ơn Chúa mà sửa lại những gì không đẹp lòng Ngài. Trong trường hợp đó Chúa sẽ chẳng bao giờ bênh vực chúng ta đâu.
Con đường duy nhất cho chúng ta trong hoàn cảnh đó là ăn năn và đầu phục Ngài. Hậu nhiên, chúng ta sẽ thấy được chúc phước của Ngài. Còn nếu chúng ta cứ tiếp tục chà đạp lên trên tất cả những sự chỉ trích mà Đức Chúa Trời đem đến như là tiếng chuông thức tỉnh việc làm sai lầm, thì chắc chắn cuối cùng chúng ta sẽ gặt lấy hậu quả không thể lường hết được.
Tác giả Châm ngôn nói: “Người nào bị quở trách thường lại cứng cổ mình, sẽ bị bại hoại thình lình, không phương cứu chữa” (29:1). Nguyện Chúa ban cho chúng ta sự nhạy bén với sự nhắc nhở của Chúa mà quay trở lại trong khi còn có cơ hội ăn năn.
Trích từ huongdi.net